Những điều sai lầm nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc

Những sai lầm khi các bạn đi phỏng vấn xin việc sẽ dẫn đến những hậu quả là bạn sẽ bị từ chối bởi nhà tuyển dụng. Vậy những sai lầm đó là gì, sau đây tôi xin chia sẻ cho bạn những sai lầm khi phỏng vấn xin việc. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

những sai lầm khi đi xin việc
Những sai lầm nên tránh khi đi xin việc


1. Tôi ghét công việc hiện tại: Khi trả lời tại sao bạn lại xin vào vị trí này thì tốt hơn hết bạn nên đề cập đến những điểm hấp dẫn của công việc mới hơn là tỏ thái độ bất mãn, chán ghét với công việc hiện tại. Và khi nói về công việc cũ bạn nên nhấn mạnh đến những kỹ năngkinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc mới hơn là thái độ của bạn ra sao với công việc đó.

2. Mức lương cho công việc này là bao nhiêu? Bạn nên hiểu mức lương được trả với đúng khả năng làm việc, đợi đến khi làm được việc hãy nói. Đề cập đến chuyện lương thưởng trong buổi gặp gỡ đầu tiên là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt khi bạn đang đi xin việc. Bởi điều đó cho thấy điều bạn quan tâm nhất với công việc này là bao nhiêu tiền mà thôi.

3. Chê bai sếp cũ: Nếu bạn liên tục chê bai sếp cũ là bất tài, ngốc nghếch ngay trong cuộc phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng mới nghi ngại và cho rằng sẽ khó mà quản lý nổi bạn.

4. Tôi sẽ ngồi vào vị trí của ông/bà trong 5 năm tới: Nếu bạn tỏ ra tự tin khi nói rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới thì có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự tin là điều tốt, nhưng đừng ngạo mạn quá sẽ khiến người đối diện mất cảm tình với bạn.

5. Tán tỉnh người phỏng vấn: Nhìn anh/cô tuyệt đấy! Hãy tránh tối đa những câu đại loại như vậy, bởi nó chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang tán tỉnh hay cợt nhả họ.

6. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót: Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.

7. Hỏi về những điều tiêu cực của công ty: Những câu đại loại như “tại sao lợi nhuận của công ty ông/bà lại sụt giảm trong 2 quý vừa qua?” không nên nói ra trong buổi phỏng vấn, bởi ở khía cạnh nào đó nó sẽ lái câu chuyện theo chiều hướng tiêu cực. Thay vào đó, bạn nên đặt những câu hỏi trung tính hơn như “Theo ông/bà, thách thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt thời điểm này là gì?”

8. Tôi không có câu hỏi gì: Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.

9. Hỏi về mức thưởng trong các kỳ nghỉ? Những câu hỏi như ‘liệu tôi có được làm việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy nên đặt ra sau khi bạn đã được nhận vào hoặc khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về động lực làm việc của bạn.

10. Ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi: Nếu bạn tự tin nói rằng “ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi. Vì tôi là người có đủ tiêu chuẩn nhất cho vị trí này” thì đó là điều sai lầm trừ phi bạn đã nắm được thông tin và đánh giá khả năng của những ứng viên khác. Nhưng điều đó là không thể. Quá tự tin đôi khi cũng gây phản ứng ngược cho người tuyển dụng.

11.  “Sếp của tôi là một kẻ ngốc” hay “Tôi rời bỏ công ty cũ vì môi trường làm việc ở đó vô cùng tệ”
Đừng bao giờ nói xấu sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn. Dù bạn có gặp bất đồng với đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ thì cũng không nên để người phỏng vấn biết điều này. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Hãy nói những câu chung chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với vị trí mới.

12. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu? Lát nữa tôi có một cuộc hẹn rồi” hoặc “Ông/bà có phiền không nếu tôi gọi điện một chút?”
Hỏi như vậy cho thấy bạn không hề tôn trọng nhà tuyển dụng – một điều hết sức nên tránh trong buổi phỏng vấn. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất quan tâm đến công việc là điều cần làm. Bạn nên đến tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút nếu có thể. Luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý hoặc hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn nên tránh khoanh tay, dậm chân hoặc những dấu hiệu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Nếu bạn thật sự có hẹn sau buổi phỏng vấn, hãy dự trù một khoảng thời gian vừa đủ để tránh trường hợp buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự tính.

13. “Tôi không muốn làm việc muộn” hoặc ‘Tôi không thích học PowerPoint”
Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là con người không năng động, lười học hỏi nếu bạn nói những câu như vậy. Bạn luôn phải sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới về vị trí mà mình đang quan tâm, cho dù đó là vấn đề bạn không hề thích thú. Ngoài ra nếu bạn muốn được nhận mức lương cao hoặc được thăng tiến nhanh chóng thì rất có thể bạn phải làm việc trong cả kỳ nghỉ. Vì vậy nếu bạn không muốn làm thêm giờ hay đi công tác, hãy cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể chọn được người phù hợp.

14. “May mắn là tôi không hề có một thói quen xấu nào” hoặc “ Tôi là một người ưa thích tiệc tùng”
Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn” ( Đọc thêm cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh). Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con người bạn.  Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau. Phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng.


Theo Tuyendung.com.vn

No comments:

Post a Comment