"Người giàu ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có."
Người giàu ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác |
Người nghèo thường nhìn
những thành công của người khác bằng cặp mắt oán giận, khinh khi pha lẫn đố kị
và ganh ghét. Thậm chí họ còn so bì: “Sao họ lại may mắn thế”, hoặc thầm thì
trong hơi thở: “Bọn nhà giàu hợm hĩnh!” Bạn phải ý thức được rằng nếu bạn nhìn
nhận người giàu là xấu, dù ở cách nào, góc độ nào, hoàn cảnh và hình thái nào
đi nữa, và bạn muốn trở thành người tốt thì bạn sẽ không bao giờ giàu có. Điều
đó là không thể. Làm sao bạn có thể trở thành người mà bạn luôn xem thường hay
khinh ghét được?
Thật kỳ lạ khi chứng kiến
sự khinh khi và thậm chí oán giận thẳng thừng mà những người nghèo dành cho những
người giàu. Cứ như thể họ tin rằng người giàu làm cho họ nghèo vậy. Những lời đại
loại như: “Người giàu đã lấy hết tất cả tiền bạc thì còn lại gì cho tôi nữa.”
Đúng rồi, đó chính là cách nói của nạn nhân.”
“… Để làm giàu và quan
trọng hơn là giữ mãi sự giàu có, bạn cần phải hội tụ các đặc điểm: tích cực, trọng
chữ tín, chuyên tâm, quyết đoán, kiên trì, chăm chỉ, mạnh mẽ, có thiện chí,
giao tiếp tốt, thông minh và tinh thông ít nhất một lĩnh vực nào đó.
Nếu bạn oán giận những
gì người giàu có, thì dù bằng cách nào, ở dạng nào, hình thức nào bạn cũng
không bao giờ đạt được sự giàu có.
Đừng để nỗi oán giận những
người giàu có ngăn cản bạn tiến đến sự giàu có. Thay vì bực bội, đố kị người
giàu, hãy ngưỡng mộ người giàu, chúc phúc cho người giàu và yêu quý người
giàu”.
Trích “Bí mật tư duy triệu phú”
rước
khi viết bài này, tôi có mò mẫm đọc hàng loạt các comment về bức tranh số 6 tại
Facebook của cụ Dũng hitech. Đọc vào mới thấy hóa ra chẳng phải ai cũng nghĩ
như T. Harv Eker.
Đọc
comment của bác Nguyen Hoan Chau tôi đặc biệt có ấn tượng vì bác ấy bảo T. Harv
Eker “suy nghĩ mang tính bề nổi và nông cạn…”. Tôi thấy hơi ngạc nhiên nhưng cũng không bất ngờ đến mức ngã ngửa ra.
Vì từ bé, chúng ta vốn được học, được nghe những câu chuyện minh chứng cho việc
người giàu thì tham lam độc ác, người nghèo thì luôn là người tốt bụng. Trong
truyện cổ tích, “người nông dân nghèo” sẽ đại diện cho phe thiện, “tay lái buôn
giàu có” sẽ đại diện cho phe ác. Rồi tư tưởng kinh tế hiện đại thì cho rằng: Giới
chủ sử dụng lao động là bóc lột, người lao động là người bị bóc lột.
Quá
nhiều câu chuyện, đằng đẵng thời gian… khiến nhân sinh quan của chúng ta hình
thành niềm tin: Giàu là xấu, nghèo là tốt. Giàu chắc gì đã hạnh phúc, nghèo mà
hạnh phúc thì vẫn hơn… Nhưng tôi lại cho rằng: Giàu chưa chắc đã hạnh phúc,
nhưng nghèo thì nhất định không thể hạnh phúc được. Tôi sẽ tuyệt đối không thấy
hạnh phúc nếu tôi chỉ đủ tiền cho vợ đi đẻ ở bệnh viện hạng xoàng với bác sỹ hạng
xoàng. Tôi sẽ không thể hạnh phúc nếu con tôi không được mặc áo đẹp chỉ vì tôi
không đủ tiền mua nó…
Không
khó để nhìn thấy 1 ông bố nói với 1 đứa trẻ khi nó muốn có 1 món đồ chơi đắt tiền
“Cái đó nguy hiểm lắm, không chơi được đâu…”, ông bố đó đang nói dối đứa con của
mình. Họ sẵn sàng nói dối 1 đứa trẻ, tiêm cho nó cái niềm tin “ghét những món đồ
đắt tiền” để xoa dịu, quên đi cái thực tại mà lẽ ra họ cần phải nói “Bố xin lỗi
con, nhưng hiện tại bố không đủ tiền để mua món đồ chơi đó”. Đứa trẻ bị nói dối
đó sẽ lớn lên với niềm tin “Giàu là không tốt…”
Nếu
bạn đã từng xem bộ phim do Will Smith thủ vai chính “The Pursuit of Happyness”
bạn sẽ thấy sự đau khổ khi phải nói dối con trẻ chỉ vì mình nghèo. Người cha
trong phim, vì không đủ tiền thuê nhà nên phải cùng con trai ngủ trong nhà vệ
sinh của ga tàu điện ngầm, ông ấy bịa ra 1 câu chuyện về những con khủng long
hung dữ và “cái hang WC” mà 2 cha con đang trú ngụ. Người cha đó nhanh chóng nhận
ra rằng tạo cho con trai nhỏ niềm tin “hạnh phúc trong nghèo khó” là điều không
tốt, ông ấy đã hành động để con trai của mình tin rằng giàu có là điều thật tuyệt
vời. Tôi rất thích câu nói của người bố dành cho con trong phim “Không bao giờ
được nghe người khác nói là con không thể làm được việc gì đó. Kể cả là bố. Nếu
có ước mơ thì phải bảo vệ nó tới cùng. Người ta không làm được việc gì họ sẽ
nói với con là con cũng không làm được. Con muốn có cái gì, hãy tiến lên mà lấy
nó. Chấm hết”
Vậy
đấy, NIỀM TIN tạo ra SUY NGHĨ, SUY NGHĨ tạo ra CẢM XÚC, CẢM XÚC thúc đẩy HÀNH ĐỘNG,
HÀNH ĐỘNG sẽ tạo nên KẾT QUẢ. Nếu bạn thấy phẫn nộ trước việc 1 đám người ném
đá ai đó vừa mua 1 con siêu xe với thông điệp “Sao tiền đó không để làm từ thiện”
thì xin chúc mừng. Bạn đang thích hoặc sắp thích những người thành công và bạn
có thể trở thành hình mẫu đó. Tôi cũng vậy
Tôi
thực sự ngưỡng mộ những người thành công, giàu có và tôi đã học hỏi được từ họ
rất nhiều. Tôi mong muốn được thành công như họ!
BẠN
SẼ KHÔNG THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHỮNG NGƯỜI MÀ BẠN GHÉT.
HÃY
HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG VÀ NGƯỠNG MỘ NGƯỜI THÀNH CÔNG VÀ GIÀU CÓ.
vinhcuong.net
No comments:
Post a Comment