Tư duy thịnh vượng số 5 – Tập trung vào các cơ hội

"Người giàu tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo tập trung vào những khó khăn."


Người giàu nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng. Người nghèo nhìn thấy nguy cơ bị mất. Người giàu tập trung vào tiềm năng lợi nhuận. Người nghèo tập trung vào khả năng rủi ro. Điều đó dẫn đến một câu hỏi từ xa xưa như thế này: “Cái ly đang đầy một nửa hay đang vơi một nửa?”. Ở đây chúng ta không nói đến việc suy nghĩ tích cực, chúng ta chỉ bàn về quan điểm quen thuộc của bạn về thế giới. Người nghèo lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi. Trí óc họ liên tục “tua lại” những cảnh về những trở ngại hay những khó khăn, rủi ro đã hay có thể nảy sinh.

Hướng suy nghĩ chủ yếu trong đầu họ là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu phương án này không đem lại kết quả?” hay thường xuyên hơn, “Không làm được đâu!”
Những người ở tầng lớp trung lưu lạc quan hơn đôi chút. Kiểu suy nghĩ của họ là “Tôi rất hy vọng việc này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”.
Người giàu, như ta đã nói trên, nhận trách nhiệm về kết quả trong cuộc đời họ và hành động với suy nghĩ: “Việc này nhất định sẽ mang lại kết quả vì mình sẽ làm cho điều đó trở thành hiện thực.”
Người giàu luôn sẵn sàng để hành động tiếp. Họ có sự tự tin cao độ vào khả năng và sức sáng tạo của họ. Và họ cũng tin rằng nếu có chuyện gì đó xảy ra thì họ sẽ luôn tìm được cách khác để đi tiếp.
Nói chung, phần thưởng càng cao thì rủi ro càng lớn. Vì lúc nào cũng nhìn thấy cơ hội nên người giàu thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người giàu tin rằng dù điều xấu nhất có xảy ra họ vẫn luôn có thể lại làm ra số tiền của mình.
Trái lại, người nghèo luôn dự báo thất bại. Họ đều thiếu tự tin về bản thân cũng như năng lực của họ. Người nghèo tin rằng, nếu sự việc không tiến triển tốt, thì đó sẽ là tai hoạ. Và bởi vì họ luôn nhìn thấy trở ngại, họ thường không sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Không mạo hiểm, không có tưởng thưởng.
Nên ghi nhớ, sẵn sàng mạo hiểm không nhất thiết có nghĩa là sẵn sàng để mất. Người giàu chấp nhận những mạo hiểm đã được tính toán. Tức là họ nghiên cứu, phân tích và cân nhắc mọi chi tiết liên quan rồi sau đó mới quyết định căn cứ vào những thông tin có kiểm chứng và những sự việc cụ thể. Người giàu có tính toán mãi không? Không. Họ làm tất cả những việc họ có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất cho phép, rồi họ ra quyết định tỉnh táo về việc có làm tiếp hay không.
Mặc dù người nghèo khẳng định họ luôn chuẩn bị để nắm bắt cơ hội, những gì họ thường làm là trì hoãn. Họ sợ đến chết, họ do dự trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, và thế là cơ hội tuột mất. Rồi họ lý giải tình huống bằng cách cho rằng: “Tôi vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng”. Đúng là như thế rồi, nhưng trong khi họ “vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng”, người giàu đã nhanh chóng nhảy vào, nhảy ra, và kiếm thêm một khoản hời lớn.”

Trích “Bí mật tư duy triệu phú”

Tôi đã từng được làm việc với nhiều “người giàu” như trích đoạn và bức tranh trên đã miêu tả. Những người bạn, những người anh từng chia sẻ “nhìn đâu tao cũng thấy tiền”. Người vào quán, ăn món vịt không vừa miệng, thay vì nhả lời chê bai thì nói “May quá, Hà Nội hầu hết chúng nó làm vịt không ngon, tao sẻ mở 1 quán bán cái món này”, sau đó không lâu, 1 cái quán to vật vã ra đời chỉ để bán món vịt.
Có người thì thấy mấy tờ báo thể thao Việt Nam nhảm nhí quá, chẳng tập trung cho dân cá độ gì cả, mặc dù chả biết nghề báo là phải làm nó ra làm làm sao nhưng sau đó thì 1 tờ báo chuyên thể thao đã ra đời. Dù phải vật vã lần mò tìm đường đi nhưng cuối cùng nó vẫn cứ thành công. Đó là tờ Bóng Đá
Thực ra, “người giàu” đôi lúc cũng không phải là người tích cực như các bạn vẫn tưởng mà chẳng qua họ bị mù trước những khó khăn. Đây cũng là trường hợp tôi đã được trải nghiệm khi xây dựng công ty đầu tiên trong sự nghiệp của mình – Quang Minh DEC.
Ngày đó (2004 – Tôi đang làm việc tại báo Bóng Đá), tôi chỉ nhìn thấy vấn đề rất giản dị. 1 tờ báo với 60 con người, làm việc cật lực, từ viết lách, biên tập, trình bày, in ấn, phát hành… tờ báo bán giá 1,900đ vẫn có lãi. Vậy nếu cung cấp dịch vụ nhắn tin qua hệ thống 996 để lấy kết quả bóng đá, chỉ có 160 ký tự bán được 2000đ thì tại sao lại không làm? Nghĩ thế là làm, tôi hoàn toàn bị mù trước những khó khăn về vốn, quản lý, điều hành, rủi ro pháp lý… và Quang Minh DEC cứ thế ra đời, lớn mạnh đến 200 nhân viên chỉ sau 2 năm.
Lính  Việt Nam Công Hòa ra trận toàn hát nhạc vàng: Xuân này con không về, Áo em chưa mặc 1 lần… nên họ THUA
Lính Việt Nam XHCN ra trận toàn hát: Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm… nên họ THẮNG
Nếu ngày ấy, tôi không bị mù trước những rủi ro thì có lẽ chẳng có tôi ngày hôm nay. Xưa, tôi mù 1 cách tự nhiên. Nay, tôi đôi khi mù theo kiểu chiến thuật ;)
HÃY TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU TÍCH CỰC ĐỂ NHẬN ĐƯỢC THÀNH CÔNG.
BẠN NGHĨ ĐẾN ĐIỀU GÌ, ĐIỀU ĐÓ SẼ ĐẾN – TÂM TƯỞNG, SỰ THÀNH

vinhcuong.net

Bí Mật Tư Duy Triệu Phú - T.Harv Eker - Phần 07




No comments:

Post a Comment