Một vị giám đốc đã nói
rằng, chúng ta có con lạc đà chăm chỉ, có con hồ ly mẫn cảm thì cũng cần phải
có một con thỏ “lưu manh”. Đối với thất bại, chúng ta cần phải có “mặt dầy” như
con thỏ “lưu manh”.
Cho dù sự tìm tòi của
chúng ta có rơi vào ngõ cụt thì chúng ta cũng phải rủ ra được kinh nghiệm và
bài học cho mình; để chuẩn bị tốt cho mai sau. Không phải tất cả mọi thất bại đều
là xấu. Trong thực tế có nhiều người khi còn trẻ không trải qua khổ luyện mà chỉ
dựa vào vận may, họ đã thành đạt trong sự nghiệp. Thượng đế đã ban cho chúng ta
mỗi người một công việc, chúng ta cần phải khổ luyện, chịu gian khổ, chịu hy
sinh, phấn đấu hết mình thì sẽ giành được vinh quang. Đôi khi chúng ta thấy nhiều
người bổng chốc thành danh; nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ thì sẽ thấy thành
công của họ không phải là ngẫu nhiên. Trước khi thành công họ cũng đã phải tốn
bao nhiêu công sức, đổ bao nhiêu mồ hôi để đặt nền móng của sự thành công đó.
Những người mà thành công đến nhanh thì cũng đi nhanh. Không có nền móng vững
chắc và thực lực hùng hậu thì sự “huy hoàng” của họ cũng chỉ như hoa mười giờ
mau nở mau tàn.
Trong thực tế có không
ít những người như thế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, ở miền Tây nước Mỹ người
ta phát hiện có mỏ vàng, thế là dấy lên phong trào đi đào vàng, mọi người từ khắp
mọi miền đổ về miền Tây nước Mỹ đào vàng, trong đó có một thành niên, sau mấy
năm thăm dò đã phát hiện thấy nơi có vàng, nhưng khi anh ta đào sâu 200 mét thì
phát hiện vàng đã bị người khác đào rồi, anh ta thất vọng bỏ đi.
Hơn chục năm sau, một
công ty khai thác mỏ đã phát hiện thấy mỏ vàng cách chỗ chàng thanh niên kia đã
đào 1 mét. Như vậy khoảng cách giữa kiên trì và từ bỏ chỉ cách nhau một mét, nhờ
sự kiên trì mà công ty khai thác mỏ này đã phát tài.
Khoảng cách giữa thành
công và thất bại thật ngắn ngủi. Trong công ty có thể bạn là một nhân viên nghiệp
vụ bình thường, thành tích chỉ ở tầm trung. So sánh với những nhân viên có
thành tích xuất sắc, thành tích của bạn có lẽ chỉ bằng một nửa. Có lẽ khi nghĩ
đến điều này bạn sẽ thấy buồn tủi, bạn có thể sẽ cho rằng, với năng lực của
mình thì bất luận cố gắng thế nào cũng không thể rút ngắn được sự chênh lệch
này.
Nhưng bạn hãy nghĩ xem,
những người có thành tích gấp đôi bạn họ có dùng gấp đôi thời gian của bạn
không? Khi bạn làm việc 8 tiếng thì họ làm việc 16 tiếng chăng? Tất nhiên không
phải như vậy. Có thể trong công tác họ tốn nhiều “chất xám” hơn, có lẽ họ sẽ từ
chối sự hợp tác của bạn.
Nhiều người thành đạt
trong qúa trình phấn đấu, họ cũng không tránh khỏi những thất bại rủi ro, nhưng
họ không chịu khuất phục, sau khi thất bại họ lại đứng dậy, lại tiếp tục tìm
cách giải quyết, tìm bằng được đường ra, để đi tới thành công. Sự cố gắng đó
chính yếu tố quan trọng khiến họ thành đạt.
Thành công đến nhanh rồi
cũng đi nhanh, nhưng nếu đã trải qua thất bại thì sẽ có kinh nghiệm để có thể đạt
được thành công sau này. Anh Ngọc sau khi tốt nghiệp đại học Bách khoa, khoa
toán, anh xin vào làm ở cục thống kê của tỉnh nhà. Ít lâu sau anh quyết định học
thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp anh đã mở doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu
xây dựng, nhưng do thiếu kinh nghiệm, nên những năm đầu làm ăn thua lỗ, tổn thất
khá lớn; may mà doanh nghiệp chưa đến mức phá sản. hai năm sau, nhờ sự giúp đỡ
của bạn bè, cùng với nổ lực của bản thân anh đã tăng cường công tác tiếp thị quảng
cáo, cuối cùng đã khôi phục được doanh nghiệp của mình, mở rộng kinh doanh. Anh
nói: “Tôi còn trẻ, còn muốn làm một điều gì đó, chứ không thể cam phận làm một
ông chủ nhỏ được”. Con người ta chỉ đến khi gặp khó khăn, thì mới thực sự lao
vào tìm cách để tháo gỡ, muốn biết mùi vị của quả lê thì phải nếm thử, nếu chỉ
nghe theo sách vở thì chẳng có tác dụng là bao, chỉ có đích thân bắt tay vào thực
hiện thì mới có thể hiểu được nhiều điều, tích luỹ được kinh nghiệm để mở cách cửa
thành công”.
Đối với những thất bại
trước đây của mình, anh Ngọc nói: “Từ góc độ cá nhân mà nói, sau này có thể đạt
được hay không thì tôi chưa biết. Nếu như sau này thành đạt, nhìn lại quá khứ
thì điều tôi phải cảm ơn là cảm ơn giai đoạn thất bại của mình. Thất bại khiến
cho con người ta càng có giá trị hơn. Bài học thất bại khiến cho con người ta cảm
thấy trưởng thành, thành công có thể khiến cho con người ta cảm thấy hãnh diện,
song thất bại lại khiến cho con người ta có giá trị hơn”.
Hiện nay, anh đã rửa sạch
vết đen trên con đường kinh doanh của mình, đứng vững trên thương trường. Sự
thành đạt trong sự nghiệp của anh khiến nhiều người phải kính phục.
Nhiều khi khoảng cách
giữa thành công và thất bại rất ngắn. Khi chặt cây, cây to phải chặt nhiều nhát,
nhưng làm cho cây đổ mới là khâu cuối cùng.
Các nhà khoa học trước
khi phát minh ra một sáng kiến quan trọng, thì họ cũng phải nếm trải những thất
bại.
Các diễn viên trước khi
thành người nổi tiếng, thì cũng có những lần biểu diễn tồi khiến người ta chê
cười.
Các đầu bếp giỏi, trong
quá trình thực hiện kỹ thuật nấu nướng, cũng sẽ có nhiều lần nấu nướng tồi, khiến
người ta nuốt không trôi.
Thực ra mọi người chỉ cần
cố gắng hơn một chút, lưu tâm hơn một chút là kết quả sẽ tốt hơn, sẽ thành công
trong công việc. Nhưng đa số chúng ta không cố gắng hết mình. Khi bạn cảm thấy
tuyệt vọng, là lúc bạn đang trải qua bóng đêm để đi đến ánh sáng, nếu bạn tiếp
tục cố gắng, thì tương lai của bạn sẽ sáng lạn.
No comments:
Post a Comment