Kỹ năng giao tiếp - Học cách Lắng Nghe Chân Thành !!!

Nghe là ngưng nói, ngưng nghĩ, lắng lòng đối với những gì không liên quan đến vấn đề chấp nhận và tìm hiểu vấn đề của người nói. Nguyễn Văn Hiệu xin chia sẻ với các bạn một vài điều khi lắng nghe người khác, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn nhiều hơn.

Kỹ năng giao tiếp - Học cách Lắng Nghe Chân Thành

Nghe:
- Là một khả năng, một nghệ thuật để đón nhận, hiểu điều người nói muốn truyền đạt bằng lời hoặc không lời, mơ hồ hay rõ ràng.
- Là để người nói dẫn mình đi vào thế giới của họ chứ không phải đưa họ vào cái khung, khuôn mẫu của mình.
- Là chú ‎ ý, là quan sát, là hướng về, là quan tâm.
- Tìm những mâu thuẫn trong diễn đạt của họ như khe hở để tìm hiểu và giúp họ đối diện với vấn đề của họ.

Những thái độ cần thiết khi lắng nghe:

- Bình tĩnh.
- Không tỏ ra thúc bách, đe dọa.
- Không cắt ngang.
- Không tỏ ra đối kháng.
- Làm cho người nói cảm thấy an toàn.
- Chú tâm đến những gì chưa được nói ra.
- Nghe làm sao cho người ta nói.
- Tóm ‎ý, rút ra ‎ý chính, và phản hồi cho người nói điều mình nghe họ.

Một số vấn đề cần chú ‎ý khi lắng nghe:

- Giữ kín.
- Hỏi để hiểu.
- Ráng đừng lượng giá, phê phán.
- Nghe là đừng giả định là mình biết rồi.
- Nghe là bỏ ra ngoài những địa vị, tôn giáo, phái tính, chính trị…
- Nghe là tin vào những gì người ta nói.
- Nghe là không để quan điểm mình chi phối.
- Nghe là không chuẩn bị câu trả lời.
- Nghe là không phản ứng với người đang nói mà chỉ có thể phản ứng trên ‎ý tưởng, hành vi, sự việc ( sẽ khách quan hơn và dễ được chấp nhận).
- Nghe là không chọn lọc những gì muốn nghe.
- Người nói là quan trọng nhất.

Lợi ích của lắng nghe:

- Người nói được giải tỏa.
- Là một loại chữa lành ( nằm trong tiến trình chữa lành.)
- Là một bằng chứng của sự quan tâm, tôn trọng, yêu thương.
- Giúp người nói thêm tự tin.
- Giúp vấn đề thêm sáng tỏ.
- Khuyếch đại những gì trong đầu, các vấn đề, thấy rõ vấn đề hơn.
- Hiệp thông.

Những cản trở của lắng nghe:

- Nơi ồn ào, đông người qua lại.
- Sự vật, công việc, lôi kéo sự chú ‎ý .
- Cảm xúc lôi kéo đi, thiếu khách quan.
- Cám dỗ tranh luận, phản ứng, gây mất hướng.
- Sự liên tưởng.

Các kiểu lắng nghe tồi :

- Đờ đẫn mất hồn
- Giả vờ nghe
- Nghe chọn lọc
- Nghe lời nói
- Nghe bằng quan điểm của mình

Đờ đẫn mất hồn là khi người khác nói với ta nhưng ta làm ngơ vì đầu óc ta đang lang thang trên một dải ngân hà nào đó. Có thể họ đang có một vấn đề quan trọng cần nói, nhưng ta lại bận đắm mình trong ‎ ý nghĩ của ta.

Giả vờ nghe thì phổ biến hơn. Ta vẫn chưa quan tâm lắm đến người khác, nhưng ít nhất ta giả vờ chú ‎ý bằng cách chêm thêm những câu bình luận đầy hiểu biết vào những đoạn gay cấn, chẳng hạn như “thế à”, “ừ nhỉ”, “được lắm”, “nghe có vẻ hay đấy”. Người nói sẽ tinh ‎ý nhận ra vấn đề và cảm thấy họ không quan trọng đủ để được nghe.

Nghe chọn lọc là kiểu nghe mà ta quan tâm đến những đoạn đàm thoại làm ta chú ‎ý .

Nghe lời nói: Kiểu nghe này xảy ra khi ta quả thật có chú ‎ý điều người khác nói, nhưng sự chú ý ấy chỉ dừng lại ở lời nói còn cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc hoặc ý nghĩ thật nằm bên dưới những từ ngữ…thì ta không quan tâm. Do đó, ta không nắm được điều đang được đề cập

Nghe bằng quan điểm của mình: Kiểu nghe này xảy ra khi ta nhìn mọi thứ theo quan điểm của ta. Thay vì đặt vào vị trí của người kia, ta lại muốn người kia ở vị trí của mình. Đây là xuất xứ của những câu như “ Ô, tôi biết đích xác bạn cảm thấy thế nào rồi”. ta không biết đích xác người kia nghĩ thế nào, ta chỉ biết đích xác ta nghĩ thế nào, và ta cho rằng họ có cùng càm nghĩ. Nghe bằng quan điểm của mình là một trò thắng thua, ai cũng muốn dành phần hơn, như thể đàm thoại là một cuộc cạnh tranh.

Khi lắng nghe bằng quan điểm của ta , ta thường trả lời theo một trong ba cách mà cả ba sẽ khiến người kia lập tức khép kín: Ta phê phán, ta khuyên răn, và ta dò hỏi.

Phê phán. Đôi khi, lúc nghe người khác, ta ngầm phê phán họ và những điều họ nói. Nếu đang bận phê phán, làm sao ta lắng nghe thật lòng được? Người ta không thích bị phê phán mà chỉ thích được nghe.

Khuyên răn. Đó là khi ta cho những lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm bản thân. Chúng là những bài lên lớp kiểu “ khi tôi bằng tuổi em/cháu…” mà thường nhận được từ những người lớn.

Dò hỏi. Sự dò hỏi xảy ra khi ta cố đào bới những tình cảm trước khi người kia sẵn sàng thổ lộ. Các bậc phụ huynh chuyên làm điều này với con cái. Câu chuyện sau đây minh họa điều này.

- Chào con. Hôm nay đi học có vui không?
- Dạ vui
- Bài kiểm tra con làm được không?
- Dạ được
- Bạn bè con ra sao rồi ?
- Dạ tốt
- Tối nay con có định làm gì không?
- Dạ chưa. Thôi bây giờ mẹ để con yên đi.

Chẳng ai thích bị tra hỏi. Nếu ta hỏi nhiều quá mà chẳng đi đến đâu, có thể ta đang thăm dò đấy.

LẮNG NGHE CHÂN THÀNH

Thứ nhất, lắng nghe bằng mắt, tim và tai. Nghe bằng tai chưa đủ, vì những lời nói mới chiếm 7% sự giao tiếp thôi. Phần còn lại là ngôn ngữ của cơ thể, điệu bộ 53 % và cách nói, còn gọi là giọng điệu, và cảm nghĩ biểu lộ qua tiếng nói, 40%.

Để nghe được điều người khác thực sự đang nói, ta cần phải nghe điều mà họ không nói ra. Dù bề ngoài người ấy có vẻ dữ dằn, cứng cỏi, nhưng bên trong, hầu hết mọi người đều dịu dàng và có nhu cầu được nghe rất khẩn thiết.

Thứ hai, đặt mình vào địa vị của họ. Để trở thành một nghe chân thành, ta cần bỏ chỗ của mình để đứng vào chỗ của họ. Ta phải nhìn thế giới như họ nhìn và cảm như họ cảm.

Thứ ba, tập phản chiếu. Hãy nghĩ như một cái gương. Cái gương làm gì? Nó không phê phán. Nó không khuyên bảo. Nó phản chiếu. Phản chiếu không có nghĩa là nhái. Nhái là lập lại chính xác điều người kia nói, giống một con vẹt.

Phản chiếu khác với nhái trong những cách sau đây:

Nhái là Phản chiếu là
- Lặp lại từ ngữ - Lặp lại ‎ý nghĩa
- Sử dụng cùng những từ ngữ ấy - Sử dụng những từ ngữ của chính bạn
- Lạnh lùng và dửng dưng - Ấm áp và quan tâm

Những câu phản chiếu:

- “ Theo tôi hiểu thì bạn đang cảm thấy là…….”
- “ Như vậy, theo tôi thấy thì……..”
- “ Tôi có thể hiểu rằng bạn đang cảm thấy………….”
- “ Bạn nghĩ rằng………….”
- “ Như thế có nghĩa bạn đang……………..”

MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ VẤN CỦA NGHỀ TƯ VẤN LƯỢNG GIÁ THÁI ĐỘ LẮNG NGHE

1. Nghe như thế nào về những gì đang xảy ra trong khi tôi lắngnghe người khác nói ? Để hiểu cảm xúc của mình, làm chủ tránh chi phối sự lắng nghe vô điều kiện.
2. Khi lắng nghe, tôi có thấy được những điềm mâu thuẩn và thống nhất trong những gì họ trình bày? Và nó mâu thuẫn với thực tế hay không?
3. Chúng ta đã chia trí những lúc nào? Và làm gì để giới hạn sự chia trí như thế nào?
4. Tôi có nắm được chủ đề của nội dung vấn đề mà người nói trình bày không ?
5. Tôi đã nghe quan điểm của người khác như thế nào ? Tôi có phán đoán không ? Tự chế như thế nào ?
6. Tôi đã cẩn thận như thế nào khi giải thích suy diễn những gì người khác nói với mình ?
7. Có phân biệt cử chỉ, hành vi và thái độ cảm xúc không?
8. Khi người nói thêm thắt hay tỏ vẻ cường điệu, bảo thủ hay phán đoán sai lệch tôi có nhận ra không? Tỏ thái độ như thế nào ?

*Khi người khác ngỏ lời với mình, những từ ngữ họ dùng chỉ diễn tả được 7% điều họ muốn nói, cung giọng họ diễn tả 40%, còn cử chỉ và nét mặt diễn tả đến 53%. Như vậy, để nghe được điều người khác thực sự thực sự đang nói, mình phải nghe bằng mắt, bằng tim và bằng tai và nhất là cần phải nghe điều mà họ không nói ra.

Như vậy, nghe là không phản ứng với người đang nói mà chỉ có thể phản ứng trên ‎ý tưởng, hành vi, sự việc (sẽ khách quan và dễ được chấp nhận). Nếu chỉ nghe người khác nói mà không đọc được ‎ý nghĩa đằng sau đó ( ý tưởng, hành vi, sự việc) thì sẽ dẫn đến chủ quan.

Vậy để lắng nghe một cách khách quan ta phải:

- Thăm dò các tầng ý nghĩa ( phản ứng trên ý tưởng)
- Bắt đúng tần số của người nói ( phản ứng trên hành vi)
- Hiểu được lý do thỏa đáng của lời nói ( phản ứng trên sự việc)

Thăm dò các tầng ý nghĩa: Ví dụ có một cuộc hẹn và đến trễ, bạn mình nói: " Bạn còn tới đây làm gì nữa" sẽ có ba ý nghĩa sau: Nghĩa đen là mình đang bị trách móc. Nghĩa bóng là bạn mình không muốn gặp mình. Nghĩa quan hệ là bạn mình không muốn nói chuyện với mình.

Bắt đúng tần số của người nói: Để hiểu được người nói, ta nên nghe ngôn ngữ bằng lời và quan sát ngôn ngữ không lời của người nói, qua dáng điệu, bộ tịch và nhất là nét mặt; một cái nhìn, một cái mím môi. Tại sao nói chuyện mà bạn không nhìn mặt mình, chân bạn lại dúi dúi xuống đất và tay thì vò vò miếng giấy. Tất cả mọi cử chỉ đều có ý nghĩa. Bắt đúng tần số người nói còn phân biệt giọng nói mạnh, nhẹ, tha thiết, hay gay gắt. Ví dụ: "Bạn hãy đi đi". Câu nói có thể diễn tả 3 tình huống khác nhau: quyến luyến, dửng dưng hay không chịu nổi.

Hiểu được lý do thỏa đáng của lời nói: Ví dụ: Ai hỏi gì nói gì , một người bạn cứ lặng thinh không đáp một tiếng. Phải lắng nghe cái thinh lặng đó có ý nghĩa thỏa đáng gì đối với đương sự. Có thể là "Tôi mệt quá" hoặc "Tôi chịu hết nỗi rồi" hoặc " Tôi đã chịu đến mức cuối cùng rồi".


Và cuối cùng hiểu không chỉ lời mà con người: Tâm trạng của người nói mới là mục đích của việc lắng nghe. Nhiều lúc mình hiểu lời của nhau mà không hiểu ‎ý, dùng trí mà chưa dùng con tim.

NguyễnVăn Hiệu  hy vọng sẽ giúp được Bạn. 


NguyễnVăn Hiệu. " Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn ngày hôm nay"

No comments:

Post a Comment