Startup là một cành
cây, còn kinh doanh nhỏ là chiếc dù che. Bài viết sẽ giải nghĩa cho bạn tại sao
lại như vậy?
Để hiểu rõ hơn về điểm
khác nhau giữa startup và kinh doanh nhỏ, tôi xin kể một câu chuyện như thế
này:
Tại một đất nước nhiệt
đới, Tấn và Tuấn là hàng xóm của nhau sống cùng làng. Vì thời tiết nắng nóng,
nên cả hai anh chàng đều cần một chút bóng mát cho cái sân sau nhà mình.
Tấn nhanh chân đi trước
ra chợ mua một cái dù che lớn, dĩ nhiên là nó khá đắt tiền và cũng hơi có tý bất
tiện khi di chuyển. Nhưng dù sao đi nữa, thì cái dù ấy vẫn đủ che nắng cho anh
trong những ngày nóng bức.
Tuấn rủ thêm Tú đi kiếm
bóng mát, nhưng anh không ra chợ mà đi một mạch đến một vườn ươm cây giống. Tại
đấy, anh mua một cái cây nhỏ để đem về nhà trồng giữa sân. Mọi người xung quanh
nghĩ anh điên “mà đúng ảnh điên thật chứ không đùa“.
Anh mang cái cây về rồi
đào xới, tưới nước cho nó. Nhưng người tính không bằng trời tính, đất nhà anh
không phù hợp để trồng loại cây ấy, nên được không bao lâu thì cành cây nhỏ chết
đi. Và rồi thêm nhiều cái cây nhỏ tương tự anh trồng sau đó cũng chết theo. Mọi
việc không được như ý anh dự định lúc ban đầu.
Nhưng Tuấn vẫn kiên
trì, ảnh thử đủ loại cậy, bón đủ loại phân… Cuối cùng, một trong số những cái
cây ấy cũng bắt đầu lớn và phát triển ngày một nhanh chóng. Tuy vậy, nhưng anh
vẫn chưa nhận được tý xíu lợi lộc gì từ nó, bóng mát cũng không, mà trái cây
thì cũng chẳng thấy. Trong khi đó, nó đã tiêu tốn của anh biết bao nhiêu nước
tưới, thời gian và cả phân bón.
Sau nhiều năm, cành cây
nhỏ ngày nào đã phát triển thành một thân cây lớn. Nó không chỉ cho Tuấn bóng
mát mà còn tạo bóng râm cho đủ khu đất sau nhà. Ngoài ra, khi đến mùa đều đặn
nó còn cho nhà anh thêm hoa quả. Anh còn làm cái xích đu cho con anh giải trí
dưới tán cây và cũng bằng gỗ của cành cây.
Còn cây dù che của Tấn
ngày nào giờ đây vẫn thế, nó vẫn đủ che mát mình anh, nhưng nó không lớn thêm
được chút nào, và dĩ nhiên cũng chẳng có hoa trái nào để cho anh thu hoạch cả.
Kinh doanh nhỏ là một
công việc của một cá nhân hay một tổ chức được thành lập ra để tìm kiếm lợi nhuận
càng sớm tốt, có thể là ngay trong ngày đầu tiên ra buôn bán. Nó không đòi hỏi
phải đầu tư quá nhiều công sức cũng như tiền bạc, rủi ro lại thấp. Tuy nhiên, rủi
ro thấp thì cũng đồng nghĩa với cơ hội “đổi đời”, hoặc tạo ra điều đột phá sẽ
“cực kỳ… cực kỳ thấp”.
Startup cũng gần giống
như cái cây nhỏ. Nó sẽ không cho bạn những lợi ích ngay lập tức hay lợi nhuận
nhanh chóng, nhưng nó vẫn cứ tham lam “ăn dần” từ từ công sức, thời gian, tiền
bạc của bạn và cả những người góp công. Hầu hết những cành cây bạn trồng sẽ chết
trước khi nó kịp trở thành một cái cây lớn. Tuy nhiên, nếu nó “sống” được và
phát triển lớn lên, nó có thể cho bạn những lợi ích “to lớn” lâu dài. Hơn thế nữa,
nó còn sẽ tiếp tục sinh sôi thêm nhiều mầm cây con khác cho bạn vun trồng. Lúc
này, bạn không trồng cây một mình nữa, mà có thể đủ tiền thuê thêm người trong
làng chăm sóc thay bạn.
Startup và kinh doanh
nhỏ khác nhau ở điểm nào?
Hầu hết mọi người trên
thế giới đều không hiểu startup. Họ cứ phàn nàn, thắc mắc “tại sao những người
kia lại đầu tư vào những công ty Thương Mại Điện Tử hay công nghệ làm gì trong
khi nó chẳng mang lại đồng lời nào?” Vậy bạn có thấy ông nông dân nào hôm nay
trồng lúa, sáng mai muốn gặt liền không? Ông nông dân hy vọng sẽ được thấy
thành quả sau một thời gian vun trồng kìa! Điều này tương tự như những người
sáng lập và nhà đầu tư vào các dự án. Tuấn đã không thành công ngay trong lần đầu
tiên trồng cây, mà anh ấy phải tìm nhiều cách, trồng nhiều cây, phải tìm cho ra
loại cây nào có thể mọc được trên đất ấy và nó sẽ mọc to lớn. Startup cũng vậy
thôi, họ phải kiên trì nhưng không nói trước được điều gì trước khi thành quả đến.
Ai cũng thấy Tuấn đã chọn
một con đường khó khăn, đội mưa giang nắng, chịu cực đủ cả. Trong khi đó thì Tấn
lại đang ngồi dưới chiếc dù che mát mẻ. Điều này cũng đúng với việc làm Startup,
rất nhiều người sáng lập sẵn sàng bỏ phần lợi ích qua một bên hay tìm cách tìm
kiếm lợi nhuận nhanh chóng ngay trước mắt… mà họ nhìn về hướng tương lai phía
sau cái họ đang vun trồng.
Nếu bạn đang ở dưới một
bóng mát, bạn sẽ “bớt” đi “nhiệt huyết” của người trồng cây. Bạn sẽ không dành
đủ thời gian cho nó hoặc không đủ “nỗ lực hay động lực” để phát triển nó.
Startup không giống như một loại cây thường mà là một loại cây tham lam. Nó sẽ
không lớn nếu bạn chỉ tưới nước cho nó mỗi ngày chỉ 1 tiếng, mà phải 24/24 hằng
ngày.
Nhiều người sáng lập sẵn
sàng bỏ phần lợi ích qua một bên hay tìm cách tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng
ngay trước mắt, họ nhìn về hướng tương lai phía sau cái họ đang vun trồng.
Một vài người sẽ hỏi rằng:
“vậy tại sao lại không chọn cả hai cùng một lúc, vừa mua dù, vừa trồng cây?” Bằng
cách đó, họ có thể có bóng mát cho đến khi cái cây đó lớn lên. Tương tự như vậy,
một người sáng lập cũng tìm cách để có nguồn thu khi làm Startup, ví dụ như mở
công ty dịch vụ chẳng hạn… Bằng cách này, một số người làm được, nhưng hầu hết
còn lại thì không.Tại sao?
Cuối cùng, sự lựa chọn
và quyết định nào cũng là đúng đắn, chẳng có gì sai trái, chẳng có gì là nhỏ
nhoi. Quan trọng nhất vẫn là “ý chí” và “hoài bão” của bạn, hãy chọn con đường
cho riêng bạn và đi theo cách của bạn. Nếu bạn muốn có 50 cái dù che khắp làng,
thì đó là việc của bạn, thực hiện đi!
NguyễnVăn Hiệu hy vọng sẽ giúp được Bạn.
No comments:
Post a Comment